Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 19

  • Hôm nay 11238

  • Tổng 7.568.386

Quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước

8:9, Thứ Tư, 22-1-2020

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, ngày 10/12/2019, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BTP quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.

Theo đó, đối tượng áp dụng của Thông tư gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; cơ quan phối hợp quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước; người bị thiệt hại; người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại; người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự; cá nhân, pháp nhân được những người quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư ủy quyền thực hiện việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
Vềnguyên tắc, việc hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước phải bảo đảm tuân thủ pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật có liên quan; kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại.
Về biện pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, Thông tư quy định gồm các biện pháp: Đảm bảo nhân lực và kinh phí cho công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cá nhân, tổ chức về quyền yêu cầu bồi thường; quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường năng lực cho đội ngũ làm công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn với các cơ quan liên quan trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án để thực hiện tốt công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; định kỳ hàng năm và đột xuất tổ chức kiểm tra công tác hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước tại địa phương.
Nội dung hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước bao gồm:  Nội dung hướng dẫn về quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại, trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường, trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại, phục hồi danh dự, việc chi trả tiền bồi thường; đối tượng được bồi thường; thời hiệu yêu cầu bồi thường; căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; thiệt hại được bồi thường; hồ sơ yêu cầu bồi thường; việc tạm ứng kinh phí bồi thường; các nội dung liên quan khác về thủ tục yêu cầu bồi thường.
Cơ quan hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước có quyền từ chối hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước nếu yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không liên quan đến vụ việc yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại; vụ việc có yêu cầu hướng dẫn nhưng chưa có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; vụ việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn đã được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn nhưng người bị thiệt hại tiếp tục yêu cầu cơ quan đó hỗ trợ, hướng dẫn mà vụ việc không có thêm tình tiết mới; vụ việc yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ, hướng dẫn quy định tại Điều 5 và Điều 7 của Thông tư; vụ việc bị đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; người yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn không phải đối tượng áp dụng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 của Thông tư.
Trong trường hợp người bị thiệt hại rút yêu cầu hỗ trợ, hướng dẫn; người bị thiệt hại chết mà không có người thừa kế; người bị thiệt hại không cung cấp giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường khi có yêu cầu hoặc trong quá trình thực hiện hỗ trợ, hướng dẫn mà vụ việc bị đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 51 của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thì sẽ chấm dứt việc hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường.
Thông tư số 09/2019/TT-BTP có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 01 năm 2020.

Luật gia Hồng Luyến

 

Các tin khác