Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 21

  • Hôm nay 12358

  • Tổng 7.569.517

Hướng dẫn thực hiện việc truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

11:31, Thứ Năm, 16-5-2024

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 14/5/2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Bình ban hành Công văn số 1233/CV-HĐPH về việc hướng dẫn thực hiện việc truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luật trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Theo đó, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 749/KH-UBND ngày 09/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về triển khai thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Bình đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương mình cụ thể như:
1. Phát huy vai trò chủ động của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật trong tổ chức thực hiện truyền thông dự thảo chính sách. Trong đó, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật căn cứ nội dung, tính chất dự thảo chính sách và yêu cầu thực tiễn chủ động, kịp thời xây dựng Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo đảm các biện pháp an ninh, an toàn thông tin trong quá trình thực hiện truyền thông dự thảo chính sách; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý, phản hồi, phản biện xã hội để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đối với việc xây dựng nội dung truyền thông và thời điểm truyền thông dự thảo chính sách. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật xây dựng tài liệu, nội dung truyền thông dự thảo chính sách để đăng tải trên Cổng/Trang Thông tin điện tử các cơ quan, đơn vị, địa phương và cung cấp cho các cơ quan thông tin, báo chí phục vụ hoạt động truyền thông dự thảo chính sách.
Nội dung truyền thông dự thảo chính sách gồm các vấn đề chủ yếu như: Sự cần thiết ban hành chính sách; mục đích, quan điểm xây dựng chính sách; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của chính sách; nội dung cơ bản của chính sách; nội dung mới hoặc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, bãi bỏ so với quy định hiện hành về quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; chú trọng các vấn đề khó, có nhiều ý kiến khác nhau; các nội dung khác cần thông tin rộng rãi đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội (nếu có); thời điểm truyền thông dự thảo chính sách được thực hiện ngay từ khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lấy ý kiến đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Căn cứ vào điều kiện, yêu cầu thực tiễn và đối tượng, địa bàn cụ thể, cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí ở địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức truyền thông dự thảo chính sách, cụ thể như:
- Truyền thông về dự thảo chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng
- Xây dựng, đăng tải tài liệu truyền thông phù hợp với từng đối tượng, địa bàn để cung cấp thông tin dự thảo chính sách cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tổ chức các hội nghị, tọa đàm, diễn đàn, phỏng vấn, đối thoại trực tiếp, trực tuyến, họp báo để trao đổi, thông tin về dự thảo chính sách tới các cơ quan, tổ chức, người dân, doanh nghiệp; chú trọng phát huy đội ngũ báo cáo viên pháp luật các cấp, luật sư, luật gia, trợ giúp viên pháp lý, tư vấn viên pháp luật, các nhà khoa học, chuyên gia, cán bộ làm công tác thực tiễn và đại diện các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến chính sách này tham gia đóng góp ý kiến.
- Tổ chức truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở, niêm yết tại bảng tin tại khu dân cư, lồng ghép trong các loại hình văn hóa cơ sở và các hình thức phù hợp khác.
- Thực hiện việc chia sẻ để đăng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách; Kế hoạch tổ chức truyền thông dự thảo chính sách hàng năm trên Cổng Thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật quốc gia, các ứng dụng phần mềm về phổ biến, giáo dục pháp luật với Cổng/Trang thông tin điện tử/chuyên mục PBGDPL của cơ quan, đơn vị, địa phương, bảo đảm thống nhất, liên thông, cập nhật, tăng cường tương tác với người dân, tổ chức, doanh nghiệp.
- Tổ chức truyền thông thông qua các ứng dụng mạng xã hội và hình thức truyền thông phù hợp khác.
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên; các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện./.

Công Trung
 

Các tin khác