Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 957

  • Tổng 7.047.528

Nhiệm vụ sự nghiệp khoa học công nghệ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thi hành ở Quảng Bình” do Sở Tư pháp chủ trì đạt loại xuất sắc tại buổi nghiệm thu cấp tỉnh do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức

11:28, Thứ Hai, 28-11-2016

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Ngày 21/11/2016, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng Khoa học - Công nghệ cấp tỉnh đã tổ chức đánh giá, nghiệm thu Nhiệm vụ sự nghiệp khoa học công nghệ “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở từ thực tiễn thi hành ở Quảng Bình”do Ths Nguyễn Thị Lài, TUV, Giám đốc Sở Tư pháp làm chủ nhiệm.

 Hội đồng Khoa học - Công nghệ cấp tỉnh gồm 05 thành viên do đồng chí Lê Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài. Tại buổi đánh giá, đồng chí Trần Văn Lê, Phó Giám đốc Sở đã đánh giá về sự cần thiết của nhiệm vụ và báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ.

Đồng chí Lê Văn Thái, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng


Hòa giải ở cơ sở là nét đẹp truyền thống, là đạo lý của dân tộc Việt Nam, là hoạt động mang tính tự nguyện, tính xã hội, tính nhân văn sâu sắc, là hoạt động vì mọi người, trên cơ sở tình người. Hoạt động hòa giải ở cơ sở về bản chất là hướng dẫn, giúp đỡ thông qua việc thuyết phục, vận động các bên đi đến thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Vì vậy, hòa giải ở cơ sở đã khẳng định vai trò to lớn, ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tăng cường tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, giữ gìn, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thành viên Hội đồng phản biện tại buổi nghiệm thu


Kết quả nghiên cứu Nhiệm vụ Khoa học và công nghệ là nguồn dữ liệu quý, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về hòa giải ở cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp nhằm nâng chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng. Đó cũng là cơ sở để nâng cao hơn nữa nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở; là cơ sở để các tổ hòa giải, hòa giải viên, các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có liên quan phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở. Nhiệm vụ đã đề ra 10 nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác hòa giải ở cơ sở như: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, sự phối hợp thực hiện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác hòa giải ở cơ sở; tiếp tục tuyên truyền, quán triệt đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước để không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan Tư pháp trong công tác hòa giải ở cơ sở; hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác hòa giải ở cơ sở phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo khả thi; tiếp tục củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng tổ hòa giải và hòa giải viên thông qua việc rà soát số lượng, chất lượng đội ngũ hòa giải viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, kỹ năng hòa giải; tạo điều kiện cho hòa giải viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng hòa giải thông qua các hoạt động như thi hòa giải viên giỏi; xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác hòa giải; cung cấp, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng cho hòa giải viên sử dụng tục ngữ, ca dao để hòa giải mâu thuẫn, xung đột, tranh chấp nảy sinh; trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước và hòa giải viên. Tạo điều kiện cho các hòa giải viên trong việc tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; giáo dục tính tự nguyện lựa chọn hình thức hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo; công tác thanh tra, kiểm tra; sơ kết, tổng kết và khen thưởng, nhân rộng mô hình, điển hình đối với công tác hòa giải ở cơ sở.

Ths. Nguyễn Thị Lài, TUV, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ nhiệm Nhiệm vụ phát biểu tại buổi nghiệm thu.


Các phản biện và ý kiến của uỷ viên Hội đồng khoa học đã chỉ ra kết quả đạt được của đề tài và những khuyết thiếu cần sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện hơn. Hội đồng khoa học đã nhận xét, thảo luận, đánh giá cao sản phẩm của nhóm nghiên cứu và bỏ phiếu kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ đạt loại xuất sắc.

Hồng Luyến

Các tin khác