Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 18

  • Hôm nay 9031

  • Tổng 7.009.762

UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh giai đoạn 2018-2020

9:27, Thứ Năm, 26-4-2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 23/4/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1343/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020.

Mục đích của Đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử, Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua quy hoạch phát triển công nghệ thông tin (CNTT) tỉnh Quảng Bình đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035. Đồng thời làm cơ sở để xác định mô hình, kiến trúc xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh; xác định các nội dung, hạng mục đầu tư, kinh phí của giai đoạn 2018-2020 đảm bảo tính đồng bộ, liên thông của cả quá trình xây dựng thành công Chính quyền điện tử (CQĐT) Quảng Bình vào năm 2025.
Cùng với đó, Quyết định đã đề ra mục tiêu mục tiêu đến năm 2020, hạ tầng Viễn thông, Internet, công nghệ thông tin (CNTT) được đầu tư hiện đại, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở; 100% dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 2; 30% dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 3; 20% dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 4; 85% văn bản được trao đổi trên môi trường mạng; 70% các phần mềm dùng chung của tỉnh được đầu tư nâng cấp và triển khai nhân rộng đến cơ sở; 70% phần mềm chuyên ngành được đầu tư nâng cấp đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành; 90% cán bộ, công chức, viên chức làm chuyên môn, nghiệp vụ được trang bị máy vi tính, thường xuyên được cập nhật, nâng cao kiến thức về CNTT; ít nhất có 01 người/hộ gia đình sử dụng thành thạo máy vi tính để kết nối internet, sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan Nhà nước cung cấp.
Đề án bao gồm các nội dung như: Xây dựng khung kiến trúc và lộ trình triển khai chính quyền điện tử tỉnh Quảng Bình đảm bảo đồng bộ trong toàn hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; xây dựng hạ tầng mạng WAN với mạng cáp quang đi ngầm, băng thông rộng; đầu tư nâng cấp Trung tâm Dữ liệu điện tử của tỉnh với chức năng là một trung tâm dịch vụ hạ tầng dùng chung, an toàn và tin cậy để quản lý, lưu trữ cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung của tỉnh, sở, ban, ngành, địa phương; cho phép cơ quan Nhà nước cung cấp các dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả; tăng cường thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; đầu tư nâng cấp hạ tầng CNTT của các cơ quan, tổ chức; triển khai nhân rộng đến tận cơ sở các cơ sở dữ liệu, phần mềm dùng chung của tỉnh, phần mềm Một cửa điện tử liên thông, Cổng Thông tin dịch vụ hành chính công, cung cấp dịch vụ công mức 3,4 phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; triển khai nhân rộng và ứng dụng có hiệu quả Chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử; nâng cấp hệ thống giao ban trực tuyến; xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh Quảng Bình, đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong tỉnh, cũng như kết nối với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh trong cả nước; nâng cấp, triển khai, nhân rộng các cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành dùng chung đảm bảo đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, tiết kiệm; triển khai các ứng dụng trên thiết bị thông minh, mạng lưới wifi công cộng miễn phí, tạo động lực cho ứng dụng CNTT và phát triển du lịch...
Để thực hiện có hiệu quả các nội dung và đạt mục tiêu đề ra, Đề án đưa ra một số giải pháp chủ yếu, đó là: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và toàn xã hội về vị trí, vai trò, lợi ích mang lại của CNTT, chính quyền điện tử, thành phố thông minh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người dân; rà soát, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo CNTT, cán bộ chuyên trách CNTT. Bên cạnh đó, Đề án cũng nêu rõ việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về thu hút, đãi ngộ thích hợp đối với cán bộ chuyên trách CNTT; lựa chọn, triển khai thí điểm, từ đó đánh giá triển khai nhân rộng các hệ thống, cơ sở dữ liệu và phần mềm; tổ chức đánh giá xếp hạng ICT Index; biểu dương, ghi nhận kịp thời điển hình, xử lý nghiêm những việc làm không hiệu quả; đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào thi đua khen thưởng.
Dự kiến, kinh phí để triển khai các chương trình, dự án khoảng 150 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 30 tỷ đồng; ngân sách tỉnh đầu tư 50 tỷ đồng; ngân sách từ các sở, ngành, địa phương 50 tỷ đồng; huy động doanh nghiệp, nguồn xã hội hóa, đầu tư phát triển thương mại điện tử, phát triển giáo dục, y tế, các ngành liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp 20 tỷ đồng.
ĐH

Theo Quyết định số 1343/QĐ-UBND

Các tin khác