Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 10

  • Hôm nay 8370

  • Tổng 7.009.101

UBND tỉnh ban hành kế hoạch cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025

7:51, Thứ Tư, 21-3-2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án Cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2025 được ban hành Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 12/01/2018 Thủ tướng Chính phủ, ngày 19/3/2018 UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 354/KH-UBND về việc cơ cấu lại đầu tư công giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, mục tiêu tổng quát nhằm cơ cấu lại đầu tư công của tỉnh giai đoạn 2017 - 2020 và một số định hướng đến năm 2025 nhằm chuyển đổi và hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư công và chất lượng quản lý đầu tư công; thu hút tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng, thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.
Kế hoạch xác định mục tiêu cụ thể là phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công hàng năm đạt trên 90%. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý đầu tư công trong tất cả các khâu của quy trình quản lý đầu tư công, nâng cao hiệu quả và tính bền vững của đầu tư công. Xác định rõ vai trò và định hướng đầu tư công theo nguồn vốn và các ngành, lĩnh vực giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025. Tăng tỷ trọng vốn từ các nguồn vượt thu, bổ sung (nếu có) cho đầu tư phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút tối đa, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, mở rộng các hình thức đầu tư.
Bên cạnh đó, Kế hoạch cũng nhằm chuyển đổi, hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội và chất lượng quản lý đầu tư công, thu hút tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngay trong giai đoạn 2017-2020, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Luật Đầu tư công năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh phân cấp, giao trách nhiệm, tạo sự chủ động trong thực hiện nhiệm vụ được giao; cơ cấu lại đầu tư công theo hướng đầu tư không dàn trải, tập trung vào lĩnh vực trọng điểm phát triển, chú trọng xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, bố trí đủ vốn cho các công trình hoàn thành và chuyển tiếp; chuyển đổi hình thức đầu tư theo hướng giảm dần vốn ngân sách Nhà nước, tăng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế tập thể và tư nhân, mở rộng tối đa phạm vi, cơ hội cho đầu tư tư nhân, nhất là tư nhân trong nước. Bên cạnh đó, tùy điều kiện thực tế, các ngành, địa phương thực hiện việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn cân đối ngân sách địa phương, đề xuất điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn Trung ương hỗ trợ; tăng cường quản lý đầu tư công, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị đầu tư; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin về quản lý đầu tư công, thực hiện nghiêm túc việc báo cáo, cập nhật thông tin dự án lên Hệ thống thông tin dữ liệu dự án đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Mặt khác, Kế hoạch cũng xác định nhóm giải pháp định hướng đến năm 2025, đó là nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công; huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân bổ vốn đầu tư công hợp lý, kết hợp hài hòa giữa ngành, lĩnh vực, đáp ứng định hướng lớn trong phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, giải quyết vấn đề bất cập, mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực. Cùng với đó, các ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ, hiện đại, xanh, thân thiện với môi trường; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ, phát triển đô thị; công khai, minh bạch thông tin và đẩy mạnh giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra trong quá trình đầu tư công; chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà thầu, quản lý đấu thầu theo hướng công khai, minh bạch...

Phúc Huy

Các tin khác