Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 1950

  • Tổng 6.985.427

Đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại

16:24, Thứ Năm, 19-8-2021

Xem với cỡ chữ : A- A A+
Ban Biên tập Website Sở Tư pháp có nhận được câu hỏi của bạn đọc có địa chỉ email: binnguyenanh62@gmail.com
Nội dung câu hỏi:
Xin chào anh/chị!
Em là sinh viên chuyên nghành luật, khoảng mấy tháng nữa là em ra trường. Em muốn học khóa đào tạo nghiệp vụ thừa phát lại. Qua tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin, em biết được rằng ngoài việc được học trực tiếp tại học viện tư pháp, Bộ Tư pháp còn linh hoạt cho Sở Tư pháp ở các địa phương đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại. Vậy em gửi thư này mong anh/chị giải đáp thắc mắc cho em rằng: Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình có mở lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thừa phát lại hay không? Nếu có thì trong thời gian nào?
Em xin chân thành cám ơn!

Qua nghiên cứu, Ban Biên tập xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài thì “Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 của Nghị định này được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu. Người hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
Khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại: “Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật”.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Học viện Tư pháp có chức năng đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.
Sở Tư phápchỉ tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại hàng năm theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 6 Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Như vậy, theo như bạn hỏi thì Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình không có thẩm quyền mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại./.

Các tin khác