Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 12

  • Hôm nay 3295

  • Tổng 7.076.062

Câu hỏi Đợt thi thứ năm (tháng 9.2018) Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật qua Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình”

7:44, Thứ Ba, 4-9-2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Câu 1. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
A.Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
B.Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng đã từng chung sống. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
C.Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống. Vợ, chồng chỉ có một nơi cư trú duy nhất.
D.Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng có nhà ở. Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận.
Câu 2. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về điều kiện để được công nhận là pháp nhân?
A. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có một trong các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
B. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
C. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
D. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quy định của pháp luật có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Câu 3. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như thế nào về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ?
A. 03 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 7 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
B. 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 7 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
C. 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 25 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Câu 4. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như thế nào về hình phạt chính, hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội ?
A. Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
B. Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
C. Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
D. Hình phạt chính bao gồm: Phạt tiền; đình chỉ hoạt động có thời hạn; đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; tước quyền sử dụng giấy phép. Hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định; cấm huy động vốn; phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
Câu 5. Theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 thì đối tượng nào sau đây được cấp thẻ Căn cước công dân?
A. Tất cả mọi công dân Việt Nam;
B. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi;
C. Công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi;
D. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi.
Câu 6. Theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 thì độ tuổi đổi Thẻ Căn cước công dân là bao nhiêu?
A. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi;
B. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ đủ 40 tuổi;
C. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ đủ 60 tuổi;
D. Cả ba phương án trên.
Câu 7. Theo quy định của Luật Hộ tịch thì bổ sung hộ tịch là gì?
A. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch;
B. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu cho cá nhân đã được đăng ký;
C. Bổ sung hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin hộ tịch còn thiếu của cá nhân;
D. Cả ba phương án trên.
Câu 8: Luật Tiếp cận thông tin quy định những thông tin nào sau đây công dân được tiếp cận có điều kiện?
A. Thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh;
B. Thông tin liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân;
C. Thông tin liên quan đến bí mật gia đình;
D. Cả ba phương án trên.
Câu 9:  Luật Tiếp cận thông tin quy định các quyền nào sau đây của công dân  trong việc tiếp cận thông tin?
A.  Được cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời;
B. Khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
C. Khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 10: Luật Tiếp cận thông tin quy định những nghĩa vụ nào sau đây của công dân trong việc tiếp cận thông tin?
A. Tuân thủ quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin;
B. Không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;
C. Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tiếp cận thông tin.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 11.Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trong những trường hợp nào thì việc sử dụng hình ảnh không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ?
A. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
B. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác.
C. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, lợi ích doanh nghiệp; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
D. Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Câu 12.Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như thế nào?
A. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật.
B. Chủ thể có năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
C. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
D. Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không trái đạo đức xã hội.
Câu 13. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như thế nào về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc?
A. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
B. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 08 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
C. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 30% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
D. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 04 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Câu 14. TÌNH HUỐNG PHÁP LUẬT
Công ty A (có tư cách pháp nhân) được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu. Công ty nhận trách nhiệm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho 100 hộ gia đình, cá nhân mua nhà ở. Tuy nhiên, sau khi bàn giao nhà ở cho các hộ gia đình, cá nhân đã được 7 tháng mà Công ty A vẫn chưa làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho cả 100 hộ gia đình, cá nhân nói trên. Qua phản ánh của các hộ dân về sự việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh H đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt đối với Công ty A số tiền 75 triệu đồng do chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người dân. Theo anh/chị, mức xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh H đối với Công ty A như vậy đúng hay sai? Vì sao? 

 Câu 15. Theo anh (chị) có bao nhiêu người tham gia đợt thi này ?

 

Các tin khác