Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 17

  • Hôm nay 4287

  • Tổng 7.033.197

Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và các các văn bản hướng dẫn thi hành

14:16, Thứ Hai, 3-12-2018

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Ngày 29/11/2018, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và các các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tham dự điểm cầu trực tuyến tại Quảng Bình có đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp, Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách lĩnh vực chứng thực Phòng Hành chính tư pháp, Sở Tư pháp; đại diện Lãnh đạo Phòng Tư pháp cấp huyện và mỗi huyện 03 công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã làm công tác chứng thực. Đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì điểm cầu Quảng Bình.

Điểm cầu Quảng Bình

Sau phần khai mạc của Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc, hội nghị đã nghe Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành; các ý kiến tham luận của Bộ Ngoại giao, Cục Bổ trợ tư pháp – Bộ Tư pháp và 08 Sở Tư pháp trên toàn quốc. Các ý kiến tham luận đều đề cập đến những khó khăn, bất cập, trong quá trình thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó, phần lớn đại biểu tham luận đều cho rằng, việc xây dựng cơ sở dữ liệu về công chứng, chứng thực có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch dân sự có thế chấp tài sản, nhất là thế chếp quyền sử dụng đất. Trong điều kiện, ngân sách các địa phương còn khó khăn, đề nghị Bộ Tư pháp xây dựng phần mềm dùng chung để kết nối trên toàn quốc. Một số địa phương, một số ngành chưa thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực. Do đó, các đại biểu đề nghị cần có biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực. Bên cạnh đó, một số ý kiến còn cho rằng, hoạt động công chứng và chứng thực vẫn chưa tách bạch, cùng một nội dung hợp đồng, giao dịch nhưng có thể công chứng hoặc chứng thực. Để đảm bảo tính an toàn pháp lý và giảm tải công việc của công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, đề nghị chuyển giao chức năng chứng thực các hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng. Đồng thời, đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường tập huấn chuyên sâu về chứng thực cho đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch làm công tác chứng thực của các địa phương.
Đối với tỉnh Quảng Bình, sau gần 03 năm triển khai thi hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành, các cơ quan thực hiện chứng thực trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chứng thực: 36.075.813 bản sao từ bản chính, thu lệ phí: 15.773.489.396đ; chứng thực chữ ký: 221.904 trường hợp (trong đó: chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản: 82.653 trường hợp; chứng thực chữ ký người dịch: 23.909 trường hợp; chứng thực hợp đồng, giao dịch: 115.342 trường hợp); thu lệ phí: 5.471.978.000đ. Trong đó: Các tổ chức hành nghề công chứng chứng thực: 33.023.656 bản sao từ bản chính, thu phí: 828.313.000đ; chứng thực chữ ký: 18 trường hợp, thu phí: 180.000đ; Phòng Tư pháp cấp huyện chứng thực: 163.211 bản sao từ bản chính, thu lệ phí: 640.231.896đ; chứng thực chữ ký: 23.988 trường hợp, thu lệ phí: 245.340.000đ; UBND cấp xã chứng thực: 2.888.946 bản sao từ bản chính, thu lệ phí: 14.304.944.500đ; chứng thực chữ ký: 197.898 bản; thu lệ phí: 5.226.458.000đ.

Hồng Luyến

Các tin khác