Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 2842

  • Tổng 6.990.065

Cục Trợ giúp pháp lý phối hợp Sở Tư pháp Quảng Bình tổ chức Tọa đàm về "Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý"

13:40, Thứ Sáu, 11-7-2014

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Vừa qua, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã phối hợp Sở Tư pháp Quảng Bình tổ chức Tọa đàm về "Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý". Tham dự buổi Tọa đàm, về phía Cục Trợ giúp pháp lý có đồng chí Cù Thu Anh, Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý và các đồng chí cùng đi trong đoàn. Về phía tỉnh Quảng Bình có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp và đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Ban dân tộc, Hội Luật gia, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư Quảng Bình, một số tổ chức hành nghề luật sư, các trợ giúp viên, cộng tác viên trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh… Tham dự Hội thảo còn có đại diện một số phòng chuyên môn và Trung tâm trực thuộc Sở như: Văn phòng, Hành chính tư pháp, Bổ trợ tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý và phòng tư pháp các huyện, thị xã, thành phố. 

 

Đồng chí Cù Thu Anh - Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý trình bày dự thảo Đề án "Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030"

Tại Tọa đàm, sau khi nghe đồng chí Cù Thu Anh trình bày dự thảo Đề án "Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030" và đồng chí Nguyễn Thị Lài trình bày báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động TGPL tại địa phương, đồng thời đã trực tiếp góp ý đối với Đề án, đề xuất kiến nghị đối với hoạt động trợ giúp pháp lý trong thời gian tới, các đại biểu tham dự đã tiến hành trao đổi, thảo luận góp ý nội dung của Đề án và một số vấn đề liên quan đến sự cần thiết phải đổi mới công tác trợ giúp pháp lý.

Đồng chí Nguyễn Thị Lài, TUV, Giám đốc Sở Tư pháp Quảng Bình góp ý đối với Đề án "Đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030"

Các ý kiến tập trung vào những vấn đề như: đổi mới tổ chức, bộ máy của Trung tâm và các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý theo hướng nâng cao chất lượng, chấm dứt hoạt động của các CLB TGPL và CTV TGPL hoạt động không hiệu quả; tăng mức bồi dưỡng đối với Trợ giúp viên pháp lý và chế độ phụ cấp công vụ đối với viên chức của Trung tâm TGPL; giải pháp cụ thể đảm bảo 100% người thuộc diện được TGPL miễn phí khi có nhu cầu đều được cung cấp dịch vụ TGPL với chất lượng tốt; quy định trách nhiệm của Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trong việc nắm bắt nhu cầu TGPL để tổ chức thực hiện TGPL lưu động cho người dân trên địa bàn kịp thời, hiệu quả. Các đại biểu cũng đã đề nghị trong khi chờ hoàn thiện đề án và đề án được phê duyệt, đề nghị Bộ tư pháp phối hợp các Bộ, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ đảm bảo các nguồn lực để thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý.