Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 5

  • Hôm nay 3048

  • Tổng 7.961.606

Một số nét nổi bật trong hoạt động bổ trợ tư pháp năm 2018

Post date: 27/02/2019

Font size : A- A A+
Trong năm 2018, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình đã tập trung thực hiện có hiệu quả công tác chuyên môn nói chung và các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tích cực tham mưu đề xuất để tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế bổ trợ tư pháp, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của ngành và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, gắn cải cách tư pháp với cải cách hành chính. Các lĩnh vực quản lý luật sư, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp, công chứng,  đấu giá tài sản đã được triển khai một cách toàn diện, quán triệt đầy đủ yêu cầu của cải cách tư pháp và đạt được một số kết quả tích cực tiêu biểu như:

Về lĩnh vực quản lý luật sư: Tiếp tục triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư, Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 05/4/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư từ năm 2011-2020”, Quy chế phối hợp giữa Sở Tư pháp và Đoàn Luật sư Quảng Bình về quản lý nhà nước đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và các văn bản pháp luật có liên quan đến luật sư, Sở Tư pháp đã tích cực chủ động tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động luật sư trên địa bàn. Trong năm 2018, Sở Tư pháp đã tham mưu đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo về công tác luật sư; đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Sơ kết 05 năm thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư từ năm 2011-2020 ; tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo tổ chức Đại hội Đoàn Luật sư lần thứ VII nhiệm kỳ 2018-2023 hoàn thành trước 31/12/2018. Đồng thời, Sở đã thường xuyên làm việc với Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư và Đoàn Luật sư và ban hành nhiều văn bản để đôn đốc Đoàn Luật sư thực hiện nhiệm vụ. Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương lấy Phiếu khảo sát nhu cầu đào tạo các chức danh bổ trợ tư pháp trên địa bàn. Đến nay trên địa bàn toàn tỉnh có 17 tổ chức hành nghề luật sư, với 31 luật sư đang hoạt đồng hành nghề; có 10 tổ chức hành nghề luật sư đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu Đề án phát triển đội ngũ luật sư và tổ chức hành nghề luật sư đến năm 2020 thì đến nay tỉnh Quảng Bình mới đạt chỉ tiêu về số lượng luật sư cho giai đoạn 2011-2015 chỉ có 6/8 đơn vị cấp huyện có tổ chức hành nghề luật sư (huyện Quảng Trạch và huyện Tuyên Hóa chưa có tổ chức hành nghề luật sư hoạt động). Hầu hết các tổ chức hành nghề luật sư đều hoạt động trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
Về lĩnh vực trợ giúp pháp lý: Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai có chất lượng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Kế hoạch Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014-2020, Kế hoạch triển khai chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh, ..., đồng thời cũng đã phê duyệt và ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành về hoạt động trợ giúp theo thẩm quyền. Vì vậy đã tạo cơ sở cho hoạt động trợ giúp pháp lý nhất là các chính sách giảm nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ "về định hướng giảm nghèo bền vững, thời kỳ 2011 - 2020".
Sở Tư pháp đã làm tốt vai trò của Hội đồng Phối hợp liên ngành về TGPL, trách nhiệm của Cơ quan Thường trực, như: tham mưu ban hành Kế hoạch hoạt động, Kế hoạch kiểm tra của Hội đồng và theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các ngành thanh viên Hội đồng thực hiện nghiêm túc; tham mưu kiện toàn Hội đồng phối hợp và kiện toàn Tổ giúp việc của Hội đồng phối hợp. Toàn tỉnh hiện có 13 trợ giúp viên pháp. Trong hoạt động tố tụng, sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là cộng tác viên đã góp phần đảm bảo cho các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính… được thực hiện nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu về cải cách tư pháp. Những nguyên tắc cơ bản này đã thể hiện đầy đủ quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Trong tố tụng hình sự, Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư là cộng tác viên đã chứng minh sự vô tội, làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo góp phần đảm bảo tính khách quan, toàn diện, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, giúp các Hội đồng xét xử thận trọng hơn trong quá trình thực hiện các hành vi tố tụng của mình, hạn chế được oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Trong tố tụng dân sự và hành chính, thông qua hoạt động tranh tụng, được phản ánh rõ nhất trong phần tranh luận tại phiên tòa, các Trợ giúp viên pháp lý và Luật sư là cộng tác viên đã cùng cơ quan tiến hành tố tụng thu thập và cung cấp các tài liệu, chứng cứ góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giúp người được TGPL nhận thức đúng về quy định của pháp luật, từ đó tăng tỷ lệ hòa giải thành trong dân sự và đối thoại thành trong vụ án hành chính.
Về lĩnh vực giám định tư pháp: Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh Tổng kết tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; đánh giá thực tiễn công tác giám định tư pháp phục vụ xây dựng Đề án đẩy mạnh xã hội giám định tư pháp báo cáo Bộ Tư pháp; ban hành và triển khai Kế hoạch số 456/KH-UBND ngày 02/4/2018 về thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”; kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án và thành lập tổ chức giúp việc của Ban Chỉ đạo Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Đề án. Sở Tư pháp đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giám định tư pháp, triển khai thực hiện Kế hoạch số 456/KH-UBND ngày 02/4/2018 của UBND tỉnh. Thường xuyên phối hợp với các sở, ngành cho ý kiến về việc bổ nhiệm Giám định viên tư pháp; rà soát, bổ sung và đăng tải danh sách người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở đồng thời gửi Bộ Tư pháp đăng tải trong danh sách chung theo đúng quy định. Hiện nay, toàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp cộng lập, 03 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; 60 giám định viên tư pháp, 56 người giám định tư pháp theo vụ việc.
 Về lĩnh vực công chứng: Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh tiếp tục thực hiện quy định thẩm quyền công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;  tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng; triển khai thực hiện Quyết định số 2104/2012QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đồng thời, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 12/4/2018 phê duyệt Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản đã được công chứng trên địa bàn tỉnh; Công văn số 1057/UBND-NC ngày 03/7/2018 về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, nhà ở.
Để tạo đồng thuận, thống nhất trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ đã được quy định tại các văn bản nêu trên, Sở đã tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành và tăng cường phối hợp với địa phương để tăng cường quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động công chứng. Đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Luật Công chứng và 05 năm triển khai thực hiện “Quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hành nghề công chứng đến năm 2020”; thực hiện các quy trình, thủ tục, điều kiện để đề nghị thành lập Hội Công viên theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; hướng dẫn các Văn phòng Công chứng thực hiện thủ tục chuyển đổi Văn phòng công chứng do 01 Công chứng viên thành lập sang Văn phòng công chứng hoạt động theo mô hình Công ty hợp danh theo quy định của Luật Công chứng và đến nay 100% Văn phòng công chứng trên địa bàn đã thực hiện chuyển đổi theo quy định; Đến nay trên địa bàn tỉnh có 7 Tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động với 14 công chứng viên đang hành nghề công chứng. Theo lộ trình Đề án phát triển Tổ chức hành nghề công chứng, đến nay việc phát triển các Tổ chức hành nghề công chứng chưa đạt số lượng theo lộ trình đề ra mới chỉ có 05/8 đơn vị cấp huyện có tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động; 03 huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa chưa có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động.
Nhìn lại trong năm qua, Sở Tư pháp đã làm tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực bổ trợ tư pháp ở địa phương từ khâu ban han hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến công tác triển khai thực hiện, sơ kết, tổng kết, thanh tra, kiểm tra; tổ chức các lớp tập huấn; tổ chức các cuộc họp liên ngành để bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các văn bản trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là các Chương trình, Đề án trong lĩnh vực luật sư, công chứng..; tích cực tham gia ý kiến đóng góp vào các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật góp phần hoàn thiện thể chế nói chung và thể chế trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp nói riêng. Thực hiện việc công bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý; rà soát, xây dựng phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp; tổ chức Hội nghị đối thoại với các tổ chức bổ trợ tư pháp và một số tổ chức, doanh nghiệp có liên quan như: các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại về việc thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp trong đó có TTHC trong lĩnh vực công chứng; đấu giá tài sản, luật sư. Thực hiện tư vấn pháp lý, hướng dẫn nghiệp vụ để kịp thời giúp các tổ chức bổ trợ tư pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp; tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước để các tổ chức bổ trợ tư pháp trên địa bàn hoạt động đúng quy định của pháp luật và mục đích hướng phục vụ tốt nhất cho nhu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý trong hoạt động luật sự, công chứng, đấu giá tài sản, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp cho tổ chức và cá nhân./.
Đức Tuấn

More