Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 53

  • Hôm nay 9352

  • Tổng 96.809

Một số nội dung cần lưu ý trong công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL

Post date: 07/01/2019

Font size : A- A A+

Để tiếp tục đưa công tác kiểm tra, xử lý và rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn (QPPL) thực hiện theo đúng quy định, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, ngày 04/01/2019, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 30/STP-XDKTVB để hướng dẫn các Sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố một số nội dung trong công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản QPPL. Tại Công văn hướng dẫn, Sở Tư pháp lưu ý một số nội dung:

Về trách nhiệm tự kiểm tra văn bản: Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân giúp Hội đồng nhân dân thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Hội đồng nhân dân; Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp cấp huyện là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Ủy ban nhân dân; Công chức tư pháp - hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc tự kiểm tra văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Về trách nhiệm kiểm tra văn bản theo thẩm quyền: Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra văn bản của HĐND, UBND cấp huyện; Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện giúp Chủ tịch UBND cùng cấp kiểm tra văn bản của HĐND, UBND xã, phường, thị trấn.
Về kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực: Khi tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành văn bản QPPL, các cơ quan chuyên môn được phân công chủ trì soạn thảo trình ban hành văn bản phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND tỉnh để gửi văn bản về Vụ Pháp chế của Bộ chủ quản để thực hiện việc kiểm tra văn bản theo ngành, lĩnh vực quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Về trách nhiệm rà soát văn bản: Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế HĐND và các cơ quan có liên quan thực hiện rà soát văn bản của HĐND, UBND cùng cấp có nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình. Người đứng đầu tổ chức pháp chế hoặc đơn vị/người được giao thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thực hiện rà soát văn bản.
Thủ trưởng các cơ quan khác đã chủ trì soạn thảo văn bản của HĐND, UBND có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban pháp chế HĐND, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp và các cơ quan liên quan thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Về xử lý đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật: Trên cơ sở kết quả rà soát, cơ quan rà soát văn bản có trách nhiệm kiến nghị cơ quan ban hành văn bản các hình thức xử lý như bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, đình chỉ hoặc ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Riêng đối với hình thức bãi bỏ văn bản QPPL, đề nghị các Sở, ban, ngành rà soát Nghị quyết, Quyết định QPPL của HĐND, UBND tỉnh, nếu phát hiện văn bản cần phải bãi bỏ theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP thì lập danh mục văn bản (gồm tên loại văn bản; số ký hiệu; ngày, tháng, năm ban hành; tên gọi; lý do bãi bỏ) gửi Sở Tư pháp trước Quý IV hằng năm để Sở Tư pháp tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định bãi bỏ văn bản QPPL.
                                                                                   Nhật Tân

More