Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 54

  • Hôm nay 9496

  • Tổng 96.952

Hướng dẫn một số nội dung trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Post date: 07/01/2019

Font size : A- A A+

Để thực hiện thống nhất một số nội dung trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) trên địa bàn, ngày 04/01/2019, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 28/STP-XDKTVB hướng dẫn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố một số nội dung trong công tác xây dựng văn bản QPPL.

Theo đó, để xác định hình thức văn bản là văn bản QPPL hay không phải là văn bản QPPL, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy định tại Điều 2, Điều 3 Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 và Điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ để tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản đảm bảo đúng quy định. Đối với căn cứ ban hành văn bản QPPL các cơ quan chuyên môn, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần tiến hành rà soát và chỉ đưa các căn cứ pháp lý theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 61 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP vào làm căn cứ ban hành văn bản.
Khi xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL, các cơ quan chuyên môn được phân công chủ trì soạn thảo cần phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND cùng cấp để xác định cụ thể thời điểm có hiệu lực của văn bản đảm bảo không sớm hơn không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành; của HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành. Đồng thời, xác định và liệt kê cụ thể các văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị thay thế, bãi bỏ. Không quy định theo hướng “các quy định trước đây trái với văn bản này thì bị bãi bỏ”. Bổ sung nơi nhận là Vụ Pháp chế của Bộ, ngành chủ quản đối với lĩnh vực mà dự thảo văn bản đang điều chỉnh. Đồng thời, phối hợp với Văn phòng HĐND, UBND tỉnh gửi đầy đủ, kịp thời văn bản đến các cơ quan có thẩm quyền (tại phần nơi nhận) để thực hiện việc giám sát, kiểm tra, thi hành theo quy định.
Đối với nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan chuyên môn tham mưu UBND tỉnh thực hiện 02 quy trình, đó là quy trình xây dựng chính sách trong Nghị quyết HĐND tỉnh và quy trình soạn thảo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Nhật Tân

More