Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 21

  • Hôm nay 2920

  • Tổng 7.331.431

Đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp năm 2020

Post date: 16/03/2020

Font size : A- A A+
Thực hiện Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định hành chính, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan, ngày 12/02/2020, Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 260/KH-STP về hoạch tổ chức đối thoại với cá nhân, tổ chức về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

Yêu cầu của việc tổ chức đối thoại phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, diễn ra theo tinh thần thẳng thắn, trung thực, cởi mở, hợp tác, xây dựng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tham gia phát biểu ý kiến và nêu những vướng mắc liên quan đến thủ tục hành chính. Đảm bảo mọi phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về thủ tục hành chính phải được tiếp nhận đầy đủ, xử lý kịp thời, hiệu quả đúng quy định.
Đồng thời, tại Kế hoạch đã xây dựng nội dung đối thoại bao gồm: Trao đổi, tiếp nhận và trả lời những khó khăn, vướng mắc và các vấn đề khác liên quan đến quy định thủ tục hành chính và việc giải quyết thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Tư pháp. Phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính và quy định hành chính; đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại Sở Tư pháp và một số nội dung khác có liên quan.
Việc tổ chức đối thoại nhằm cung cấp thông tin và tuyên truyền, giải thích những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong hoạt động cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, thực hiện hiệu quả mục tiêu dân chủ hóa, công khai hóa mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để cá nhân, tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện; phát huy quyền làm chủ, huy động tham gia góp ý kiến của người dân, tổ chức đối với hoạt động của ngành Tư pháp, thông qua đó, nắm bắt được thực trạng, khảo sát sự hài lòng của người dân, tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân về cải cách thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính.
Đoàn Hòa

More