Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 24

  • Hôm nay 7990

  • Tổng 7.008.721

Quảng Bình: Tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19

Post date: 20/04/2023

Font size : A- A A+

Thực hiện Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/4/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống COVID-19, để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch COVID-19 bùng phát trở lại.

Ngày 14/4/2023, UBND tỉnh đã có Công văn số 674/UBND-NCVX yêu cầu toàn tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 của Chính phủ và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định số 1331/QĐ-BYT ngày 10/3/2023 của Bộ Y tế; Kế hoạch số 263/KH-UBND ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tỉnh Quảng Bình năm 2023. 

Đồng thời, tăng cường công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Huy động sự tham gia của chính quyền địa phương và các ban, ngành, đoàn thể để triển khai quyết liệt việc rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID – 19 tại lĩnh vực, địa bàn mình phụ trách.

Cùng với đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế chủ động giám sát, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chuẩn bị sẵn sàng phương án để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tăng cường chỉ đạo triển khai biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại cơ sở giáo dục, giám sát tại cửa khẩu, cơ sở y tế và tại cộng đồng để phát hiện sớm, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng; tổ chức đánh giá cấp độ dịch để kịp thời áp dụng biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch. Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện; chuẩn bị sẵn sàng phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. 

Ngoài ra, các sở, ngành liên quan tăng cường truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng; thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện yêu cầu phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ trong thời gian tới; tập trung thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin; bám sát xu hướng tâm lý của người dân, xã hội, nâng cao tự tin tưởng của cộng đồng và vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

ĐH

More