Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 45

  • Hôm nay 2383

  • Tổng 7.343.428

Một số kết quả hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

Post date: 11/10/2019

Font size : A- A A+

Thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; Quyết định số 3150/QĐ-HĐPH ngày 28/12/2018 của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý ở Trung ương ban hành Kế hoạch phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2019, ngày 05/01/2019, Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-HĐPHLN để triển khai hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng năm 2019 trên địa bàn tỉnh. Trong 06 tháng đầu năm 2019 (từ ngày 01/01/2019 – 31/5/2019), Hội đồng đã thực hiện và đạt được một số kết quả tích cực.

Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng và trên cơ sở Kế hoạch số 38/KH-HĐPHLN ngày 05/01/2019, Hội đồng đã bám sát các nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của địa phương để có biện pháp chỉ đạo thực hiện. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng đã thực hiện tốt nhiệm vụ là đầu mối phối hợp, duy trì hoạt động thường xuyên của Hội đồng, kịp thời tham mưu kiện toàn Tổ giúp việc của Hội đồng. Các ngành thành viên Hội đồng cũng đã nắm bắt tình hình và thường xuyên trao đổi, phản ánh về Hội đồng để kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn hoạt động của ngành mình để đề ra các giải pháp khắc phục.
Hội đồng đã tổ chức Hội nghị triển khai Luật TGPL năm 2017, Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 và các văn bản pháp luật có liên quan cho hơn 200 người bao gồm đại diện lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng 2 cấp, người tiến hành tố tụng 2 cấp, Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý, chuyên viên pháp lý. Các ngành thành viên đã kịp thời lồng ghép nội dung Kế hoạch của Hội đồng vào các chương trình, kế hoạch chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình và chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Luật TGPL năm 2017 và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 cho cán bộ, công chức người lao động trong cơ quan, đơn vị, cụ thể: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức thực hiện truyền thanh nội bộ cho cán bộ, chiến sỹ, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; Công an tỉnh thông qua các hội nghị chuyên đề nghiệp vụ tổ chức quán triệt chuyên sâu cho các đối tượng là điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ quản lý Nhà tạm giữ, Trại tạm giam; VKSND tỉnh phối hợp với các ban ngành có liên quan tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TGPL; TAND tỉnh tổ chức lồng ghép các nội dung của pháp luật về TGPL vào các chương trình tập huấn nghiệp vụ.
Qua 6 tháng triển khai hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đã thụ lý, cử người tham gia tố tụng thực hiện TGPL 62 vụ việc cho 62 đối tượng được TGPL. Trong đó, Trợ giúp viên pháp lý thực hiện 60 vụ việc (chiếm 96,7%), Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm thực hiện 02 vụ việc (chiếm 3,3%); có 43 đối tượng do cơ quan tiến hành tố tụng giới thiệu đến Trung tâm và 19 đối tượng trực tiếp đến Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm để yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Về lĩnh vực được trợ giúp pháp lý có 52 vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự (chiếm 83,9%); 09 vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình (chiếm 14,5%); 01 vụ việc thuộc lĩnh vực tố tụng hành chính (chiếm 1,61%).
Về diện đối tượng được trợ giúp pháp lý có 22 đối tượng là người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (chiếm 35,5%); 04 đối tượng là trẻ em (chiếm 6,5%); 07 đối tượng là người nghèo (chiếm 11,3%); 07 đối tượng là người bị buộc tội cận nghèo (chiếm 11,3% ); 06 đối tượng là người có công với cách mạng (chiếm 9,7%); 01 đối tượng là người cao tuổi có khó khăn về tài chính (chiếm 1,6%); 08 đối tượng là người khuyết tật có khó khăn về tài chính (chiếm 13%); 05 đối tượng là người dân tộc thiểu số cư trú tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (chiếm 8,1%); 02 đối tượng là người bị nhiễm chất độc da cam có khó khăn về tài chính (chiếm 3,2%).
Năm 2019 là đầu tiên triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018, Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh đã tập trung chỉ đạo kịp thời dưới nhiều hình thức như ban hành Kế hoạch, tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ của Hội đồng, ban hành công văn hướng dẫn, chỉ đạo. Sở Tư pháp và các Các cơ quan tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước về cơ bản đã tích cực, chủ động và kịp thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ phối hợp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý ở Trung ương, UBND tỉnh nên đã bám sát các mục tiêu, kế hoạch hoạt động, những yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tiễn của địa phương để có các biện pháp chỉ đạo triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện công tác phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh một cách có hiệu quả.

Hùng Phan

More