Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 16

  • Hôm nay 1954

  • Tổng 7.296.838

Đảng bộ Sở Tư pháp với việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI

Post date: 04/09/2018

Font size : A- A A+
Một vấn đề quan trọng của công tác dân vận được Bác Hồ chỉ ra khi Ðảng ta trở thành đảng cầm quyền là: “Tất cả cán bộ chính quyền. Tất cả cán bộ đoàn thể.Tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”. Ðiều này có ý nghĩa là toàn thể hệ thống, tổ chức, bộ máy, cán bộ, đảng viên, viên chức của hệ thống chính trị đều phải phụ trách dân vận.

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới được ban hành và triển khai thực hiện, một lần nữa cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân vận, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Mục tiêu của Nghị quyết là: Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới nhằm củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân đối với Đảng; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với Đảng bộ Sở Tư pháp Quảng Bình, xác định công tác dân vận là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện, tiền đề để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Ngành, ngay sau khi Nghị quyết số 25-NQ/TW, Chương trình hành động số 24-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành, Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp đã ban hành và triển khai trên 50 văn bản, dưới các hình thức từ Nghị quyết, Chương trình, Kế hoạch cho đến Công văn chỉ đạo, hướng dẫn. Đồng thời, đã bám sát 04 mục tiêu và 05 quan điểm của Nghị quyết để triển khai thực hiện có hiệu quả tại Đảng bộ Sở, trong đó đã cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm vào phương thức lãnh đạo của Đảng bộ, luôn gắn công tác dân vận với công tác xây dựng Đảng, xây dựng Ngành trong sạch, vững mạnh; quy định rõ ràng trách nhiệm của từng bộ phận trong toàn Đảng bộ Sở, với phương châm: Đảng lãnh đạo, chuyên môn tổ chức thực hiện, các tổ chức đoàn thể làm tham mưu và nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện công tác dân vận.
Nhờ xác định đúng mục tiêu, phương châm chỉ đạo, nên thời gian qua, Đảng bộ Sở Tư pháp đã chỉ đạo chuyên môn triển khai thực hiện công tác dân vận chính quyền trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ và đạt được một số kết quả cụ thể.
Đã chủ trì góp ý, thẩm định: 341 văn bản QPPL; đã tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền 237 văn bản QPPL, tự kiểm tra 462 văn bản QPPL; thực hiện rà soát và phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát  4115 văn bản; đã thực hiện hệ thống hóa kỳ đầu 557 văn bản, đã công bố hết hiệu lực 893 văn bản do HĐND, UBND tỉnh ban hành liên quan đến tất cả các lĩnh vực. Đã tổ chức 247 hội nghị, lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho 26.617ượt người tham dự; tổ chức 06 đoàn khảo sát nắm tình hình tại 06 xã trọng điểm về vi phạm pháp luật; thực hiện 60 chuyên mục Pháp luật và Đời sống; mua, in ấn và cấp phát hơn 767.733 cuốn tài liệu, sách pháp luật để cấp phát cho các thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL, Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh; cung cấp tài liệu, đề cương và hướng dẫn các đơn vị, địa phương tuyên truyền PBGDPL nói chung và pháp luật trong lĩnh vực dân chủ, dân vận nói riêng bằng youtube và internet…Tham mưu Hội đồng Phối hợp PBGDPL tổ chức  03 Cuộc thi: Tìm hiểu pháp luật trong lĩnh vực An toàn giao thông’’ ; “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013’’Cuộc thi năm 2013, Hội thi “Hòa giải viên giỏi tỉnh Quảng Bình” ở cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) đã thu hút 9.499 người dự thi; tổ chức Ngày pháp luật với nhiều hình thức phong phú và đa dạng; tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ PBGDPL. Hiện nay toàn tỉnh có 11.413 người thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Các tổ hòa giải đã tiến hành hoà giải 11.503 vụ việc trong đó đã hòa giải thành 10.028 vụ việc. Tích cực triển khai, hướng dẫn công tác xây dựng địa phương đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đến nay có 123/159 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định 619/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2011 thực hiện Đề tài khoa học về “Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hương ước, quy ước trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội ở khu dân cư và giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương” đạt loại khá; hướng dẫn các địa phương xây dựng  được 1281 hương ước, quy ước. Đã thực hiện trợ giúp pháp lý 5.900 vụ việc cho 5.900 đối tượng. Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương cấp huyện, cấp xã tham mưu rà soát, đơn giản hóa và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong giai đoạn 2013-2017, qua kết quả đánh giá Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh, Sở Tư pháp là đơn vị đứng đầu 04 năm liên tục về Chỉ số cải cách hành chính cấp Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tổ chức 17 cuộc kiểm tra với 42 tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Tư pháp; thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở sơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức và người lao động góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; xây dựng đội ngũ công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, nhiệt tình, có uy tín với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Từ quá trình triển khai thực hiện và các kết quả đạt được nêu trên tại Sở Tư pháp tút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW như sau:
Một là, quá trình triển khai, tổ chức thực hiện phải quán triệt đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần, ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức và người lao động. Tập thể phải thực sự đoàn kêt, thống nhất cao; phát huy trí tuệ tập thể, và đề cao trách nhiệm cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu.
Hai là, mọi chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của công chức, viên chức và người lao động đều phải công khai để công chức, viên chức, người lao động biết, bàn bạc góp ý. Quá trình triển khai thực hiện phải có sự kiểm tra, giám sát; sơ kết, rút kinh nghiệm; khen thưởng và xử lý vi phạm.
Ba là,  phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và phân định rạch ròi giữa chức năng của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể; phân định rõ giữa nhiệm vụ và quyền hạn, giữa nghĩa vụ và quyền lợi; gắn việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” với thực hiện những điều đảng viên và các quy định công chức không được làm; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tập thể, cá nhân để tổ chức thực hiện.
Bốn là, tăng cường và đổi mới công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp, PBGDPL, trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; chú trọng tập trung các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng đặc thù. Gắn việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật với việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tăng cường đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân và giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu tố của dân. Làm tốt công tác thanh tra nhân dân; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chủ động nắm tình hình và giải quyết những công việc liên quan đến đời sống của nhân dân.
Năm là, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, thứ bậc hành chính, ý thức tổ chức kỷ luật; kỷ luật phát ngôn; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu; kịp thời phát hiện, uốn nắn và có thái độ đúng mức đối với những biểu hiện vi phạm quá giới hạn, phạm vi dân chủ. Thường xuyên rà soát bổ sung, sửa đổi hoàn thiện các quy chế, quy định phù hợp với tình hình nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, tạo môi trường thuận lợi để phát huy dân chủ trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng góp phần xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện.
Võ Thị Diệu Hương

More