Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 8

  • Hôm nay 3492

  • Tổng 7.150.352

Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình

Post date: 26/04/2024

Font size : A- A A+

 TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNH BÌNH

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC

1. Lãnh đạo Trung tâm
 
- Giám đốc: Ông Nguyễn Bá Thành
- Điện thoại/Fax: (0232) 3.845.365
 
 
 
- Phó Giám đốc: Ông Lê Thanh Hà
- Điện thoại: (0232) 3.828.289
 
2. Các phòng và tương đươngthuộc Trung tâm
 
Phòng Hành chính-Tổng hợp
Trưởng Phòng:
 
- Ông Hoàng Minh Tiến
- Điện thoại: (0232) 3.845.365
- Emai: tienhm.stp@quangbinh.gov.vn
Phòng Nghiệp vụ
Trưởng Phòng:
 
- Ông Phan Trọng Hùng
- Điện thoại: (0232) 3.841.046
- Emai: hungpt.stp@quangbinh.gov.vn
Chi nhánh Trợ giúp pháp lý:
 
Trưởng Chi nhánh:
 
- Ông Hoàng Khắc Chinh
- Điện thoại: (0232) 3.683.123
 
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN (Theo Quyết định số 1492/QĐ-UBND ngày 07/6/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp tỉnh Quảng Bình)
1. Chức năng
Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Căn cứ vào chương trình, kế hoạch công tác Tư pháp, kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý dài hạn và hàng năm của Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý để tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn và hàng năm ở địa phương; Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác trợ giúp pháp lý dài hạn và hàng năm của đơn vị trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý bao gồm: Tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng trong các lĩnh vực pháp luật (trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại) cho người được trợ giúp pháp lý trong phạm vi quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Trợ giúp pháp lý;
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý tại trụ sở hoặc địa điểm khác ngoài trụ sở; thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý trong các chương trình mục tiêu quốc gia và thực hiện các hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý ở địa phương;
4. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý; phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý;
5. Bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc Trung tâm gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền;
7. Kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 36 Luật Trợ giúp pháp lý;
8. Lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với luật sư và cộng tác viên trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 14, Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý;
9. Thực hiện việc tập sự trợ giúp pháp lý; phân công Trợ giúp viên pháp lý hướng dẫn người tập sự trợ giúp pháp lý và xác nhận việc tập sự trợ giúp pháp lý đối với viên chức của Trung tâm theo quy định tại Điều 20 Luật Trợ giúp pháp lý;
10. Thực hiện thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công;
11. Quản lý, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
12. Quản lý về công tác tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp;
13. Cập nhật hồ sơ điện tử về vụ việc trợ giúp pháp lý, dữ liệu về tổ chức, nhân sự của Trung tâm trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; quản lý, khai thác, bảo mật dữ liệu trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi thẩm quyền; Quản lý, cấp phát, thu hồi tài khoản trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý trong phạm vi thẩm quyền;
14. Đề xuất việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác trợ giúp pháp lý ở địa phương;
15. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ theo thời hạn quy định tại Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp và trên Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tư pháp và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 

16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về trợ giúp pháp lý ủy quyền hoặc yêu cầu; các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Giám đốc Sở Tư pháp giao phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm và theo quy định của pháp luật. 

More