Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 144

  • Hôm nay 5987

  • Tổng 8.121.887

Sở Tư pháp góp ý dự thảo Luật Trồng trọt và dự thảo Luật Chăn nuôi

Post date: 15/05/2018

Font size : A- A A+

Thực hiện đề nghị của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về tham gia góp ý dự thảo Luật Trồng trọt và dự thảo Luật Chăn nuôi, trên cơ sở nội dung của 02 dự thảo luật, quy định của Hiến pháp và các luật có liên quan, Sở Tư pháp đã tổ chức nghiên cứu, góp ý đối với 02 dự thảo luật nêu trên.

Qua nghiên cứu cho thấy, dự thảo Luật Chăn nuôi gồm 08 Chương, 65 Điều đã quy định bao quát về các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn, hoạt động chăn nuôi, việc xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chăn nuôi. Dự thảo Luật Trồng trọt gồm 07 Chương, 82 Điều đã quy định bao quát các vấn đề về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, mua, bán, chế biến, xuất nhập khẩu sản phẩn trồng trọt. Nội dung của 02 dự thảo luật phù hợp với Hiến pháp, thống nhất với các luật có liên quan. Tuy nhiên, trong nội dung của từng dự thảo luật vẫn còn một số quy định chưa cụ thể, chưa đầy đủ, qua nghiên cứu Sở Tư pháp đã có một số ý kiến góp ý:
Đối với dự thảo Luật Trồng trọt, về hồ sơ trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy công nhận đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng, đề nghị quy định cụ thể trong Luật hoặc giao Chính phủ quy định đảm bảo thống nhất. Đồng thời, đề nghị bổ sung trình tự, thủ tục thu hồi Giấy công nhận đủ điều kiện khảo nghiệm giống cây trồng tại Điều 20 dự thảo Luật; bổ sung quy định về “trình tự, thủ tục và thẩm quyền huỷ quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng” để được đầy đủ và thuận tiện trong quá trình áp dụng; Đề nghị không giao cho cơ sở sản xuất giống tự ban hành tiêu chuẩn cơ sở để áp dụng khi không có TCVN hoặc quy định tạm thời mà nên quy định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải ban hành tiêu chuẩn để áp dụng chung.
Đối với dự thảo Luật Chăn nuôi, việc giải thích từ ngữ trong dự thảo đề nghị giải thích theo tính năng, đặc điểm của gia cầm, gia súc (sự khác biệt so với các loài khác) mà không giải thích theo hướng liệt kê; vì nếu giải thích theo hướng liệt kê như trong dự thảo thì sẽ không đầy đủ. Đối với việc quy định về thời gian giải quyết các TTHC trong dự thảo, đề nghị thống nhất quy định về “ngày” hoặc “ngày làm việc” để thuận tiện trong quá trình áp dụng.
Ngoài ra, qua nghiên cứu Sở Tư pháp còn có một số ý kiến góp ý cụ thể như: Tại Khoản 1 Điều 7, dự thảo luật quy định cấm (cấm hoàn toàn) việc chăn nuôi trong nội thành, nội thị trừ nuôi động vật cảnh và chăn nuôi nhỏ lẻ không vì mục đích thương mại theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cấm chăn nuôi trang trại trong khu dân cư. Tuy nhiên, tại Điểm a Khoản 4 Điều 38 dự thảo lại quy định Chủ tịch UBND tỉnh trình HĐND tỉnh cùng cấp quy định chi tiết các khu vực thuộc nội thành, nội thị của địa phương không được phép chăn nuôi; quy định các khu dân cư không được chăn nuôi trang trại. Như vậy, quy định giữa Khoản 1 Điều 7 và Điểm a Khoản 4 Điều 38 là mâu thuẫn nhau. Tại Khoản 1 Điều 54 quy định về các danh mục động vật bán hoang dã gây nuôi gồm: danh mục động vật bán hoang dã gây nuôi cấm sản xuất, kinh doanh và cấm xuất khẩu, tuy nhiên tại Điều 55 lại quy định điều kiện chăn nuôi, kinh doanh các loại động vật bán hoang dã gây nuôi. Như vậy, hai Điều này mâu thuẫn nhau.
                                                                   Nhật Tân

More