Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 4

  • Hôm nay 1228

  • Tổng 6.827.187

Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị chuyên đề về thực hiện Đề án 06 của ngành Tư pháp

15:24, Thứ Năm, 1-6-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả, đảm bảo tiến độ các nhiệm vụ được giao về triển khai thực hiện Đề án 06 theo kế hoạch của UBND tỉnh, ngày 30/5/2023, Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị chuyên đề về thực hiện Đề án 06 của ngành Tư pháp. Đồng chí Trần Chí Tiến, TUV, Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đồng chí Trần Hữu Dân, Phó Giám đốc Sở Tư pháp; đại diện Lãnh đạo các Phòng, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở và đại diện lãnh đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.

Đồng chí Trần Chí Tiến, TUV,  Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị

Thời gian qua những nhiệm vụ của ngành Tư pháp được giao trong Đề án 06 đã được Sở Tư pháp tập trung chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp trong tổ chức thực hiện với sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành; đến nay những kết quả đạt được trong thực hiện Đề án 06 là hết sức cơ bản. Cùng với việc tham mưu UBND tỉnh ban hành 05 văn bản chỉ đạo, Sở Tư pháp đã ban hành hơn 40 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, đơn vị của Sở; thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06; rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung 01 quyết định quy phạm pháp luật của UBND tỉnh liên quan đến thực hiện Đề án 06; đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến công chức, viên chức, người lao động, doanh nghiệp và người dân về các tiện ích liên quan đến chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu dân cư và dịch vụ công trực tuyến, tích hợp, kết nối và cung cấp 04 dịch vụ công thiết yếu của ngành thuộc phạm vi của Đề án 06: đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá, thừa phát lại và công chức Tư pháp cấp huyện, cấp xã thực hiện đồng bộ, thống nhất việc sử dụng các phương thức thay thế sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong thực hiện TTHC, giao dịch dân sự. Từ ngày 01/01/2022 đến ngày 15/5/2023, ngành Tư pháp đã tiếp nhận 66.524 hồ sơ đối với 04 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06, số lượng nộp hồ sơ trực tuyến là 16.997 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 25,6%). Triển khai dịch vụ chứng thực bản sao điện tử tại 08/08 Phòng Tư pháp và 151/151 UBND cấp xã (đạt tỷ lệ 100%). Thực hiện hợp đồng với đơn vị số hóa hoàn thành việc số hóa dữ liệu hộ tịch tại Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp thành phố Đồng Hới, 15 xã, phường trên địa bàn thành phố Đồng Hới và 9 xã, thị trấn của huyện Lệ Thủy với 204.961 dữ liệu, chiếm 17,77% tổng dữ liệu cần số hóa trên địa bàn tỉnh; triển khai số hóa và nhập dữ liệu đối với các địa bàn còn lại.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận đánh giá lại toàn diện, đầy đủ những kết quả làm được, chia sẻ những kinh nghiệm và những việc chưa làm được, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án 06, đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Chí Tiến, TUV, Giám đốc Sở Tư pháp đã khẳng định vai trò quan trọng của Đề án 06 trong tổng thể chương trình chuyển đổi số  quốc gia, là đề án tiền đề mang tính đột phá, với việc lấy cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư làm nền tảng cốt lõi, cơ bản để thúc đẩy Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Thời gian qua, các nhiệm vụ của Đề án 06 giao cho ngành Tư pháp đã đạt được kết quả tốt và được Lãnh đạo tỉnh ghi nhận. Đồng chí đánh giá cao, ghi nhận sự nỗ lực của đội ngũ công chức, viên chức ngành Tư pháp trong triển khai thực hiện Đề án 06, đặc biệt là đội ngũ công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.

Để tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành Tư pháp được giao trong Đề án 06, đồng chí đề nghị các Phòng, đơn vị sự nghiệp thuộc sở và Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục phổ biến, quán triệt các nội dung của các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về triển khai thực hiện Đề án 06 nhất là Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 05/05/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến toàn thể công chức, viên chức và người lao động của tổ chức, đơn vị. Các Phòng, đơn vị thuộc Sở chú trọng công tác chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cơ sở trong việc triển khai thực hiện Đề án, kịp thời tháo gỡ hoặc tham mưu Lãnh đạo Sở báo cáo cấp trên tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án 06; thống nhất có văn bản hướng dẫn các đơn vị cấp huyện, cấp xã chỉ đạo cơ quan đăng ký hộ tịch và cơ quan công an về xác định thông tin gốc phải tuân theo Luật Hộ tịch trong trường hợp xử lý đối với các sai lệch thông tin cá nhân trong dữ liệu hộ tịch và dữ liệu dân cư. Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo công chức, viên chức có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết TTHC, cung cấp DVC thực hiện việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân theo các phương thức quy định tại Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện TTHC, cung cấp DVC. Đẩy mạnh việc nâng cao tỷ lệ nộp hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến đối với các DVC trực tuyến do tổ chức, đơn vị mình tham mưu thực hiện. Phấn đấu, bảo đảm tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến đạt các chỉ tiêu đã đăng ký. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân thực hiện DVC trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện nhập dữ liệu hộ tịch từ sổ hộ tịch vào hệ thống điện tử trên nền Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đối với các địa bàn chưa thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch....

Thu Hương

Các tin khác