Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 7

  • Hôm nay 2804

  • Tổng 6.982.340

Kết quả công tác chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022

14:43, Thứ Năm, 16-3-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Năm 2022 là năm đầu tiên triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật theo bộ tiêu chí mới quy định tại Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. 

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên trong công tác chỉ đạo, điều hành nên ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp bám sát các văn bản pháp luật hướng dẫn công tác đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật để tăng cường công tác hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các địa phương trong việc triển khai đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật.
Theo đó, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; Thông tư 09/2021/TT-BTP; Quyết định số 1723/QĐ-BTP ngày 15/8/2022 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh; các tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 – 2025. 
Việc hướng dẫn nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã được quan tâm triển khai thực hiện. Định kỳ hàng năm, Sở Tư pháp tổ chức và phối hợp với UBND cấp huyện (thông qua Phòng Tư pháp) bồi dưỡng kiến thức pháp luật và tập huấn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật cho 100%  đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thông qua tổ chức hội nghị, cấp phát tài liệu nghiệp vụ...
Mặt khác, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xây dựng và đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Sở Tư pháp đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh tổ chức 02 đoàn kiểm tra, kiểm tra các nội dung thực hiện công tác PBGDPL tại 4 cơ quan, đơn vị (Tỉnh đoàn, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Đồng Hới); riêng UBND thành phố Đồng Hới, có thêm nội dung kiểm tra công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện công tác xây dựng và đánh giá xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật lồng ghép kiểm tra công tác tư pháp tại các xã: Minh Hóa, Hồng Hóa, Trung Hóa huyện Minh Hóa; Phòng Tư pháp thị xã Ba Đồn và phường Quảng Long, xã Quảng Thủy, thị xã Ba Đồn. Qua kiểm tra, đã nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Với sự quan tâm chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh, sự tham mưu tích cực của Sở Tư pháp và sự phối hợp thực hiện của các cấp địa phương trong công tác chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc tổ chức triển khai đánh giá, công nhận xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã đạt hiệu quả, thực hiện đồng bộ, thống nhất, đúng mục đích, đảm bảo nguyên tắc lấy người dân làm trung tâm trong việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Kết quả, năm 2022, toàn tỉnh có 141/151 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 94%); có 10 xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (chiếm tỷ lệ 6,0%) nguyên nhân chủ yếu do trong năm có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật./.
  
                                          

Ánh Ngọc
 

Các tin khác