Thống kê truy cập

Số lượng và lượt người truy cập

  • Online 13

  • Hôm nay 9737

  • Tổng 1.851.299

Văn bản có hiệu lực từ tháng 4/2023

8:14, Thứ Sáu, 31-3-2023

Xem với cỡ chữ : A- A A+

1. Ngày 10/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 03/2023/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban cạnh tranh quốc gia.
Trong đó, Nghị định này quy định:
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là cơ quan thuộc Bộ Công Thương có chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật; tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Commission, viết tắt là VCC.
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Trụ sở chính của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đặt tại Thành phố Hà Nội.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 04 năm 2023
2. Ngày 21/02/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Theo đó, Nghị định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, nội dung, hình thức và việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia tuyển dụng vào làm công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. 
Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Trong đó, Nghị định này quy định nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
1. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức là hoạt động đánh giá, công nhận kiến thức nền tảng cần thiết đối với thí sinh trước khi tham gia tuyển dụng công chức tại cơ quan có thẩm quyền.
2. Nguyên tắc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức như sau:
a) Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
b) Bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
c) Kết quả kiểm định được sử dụng thống nhất trong phạm vi toàn quốc.
d) Không hạn chế số lần được đăng ký dự kiểm định đối với mỗi thí sinh.
đ) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2023. 
3. Ngày 24/02/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định này Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh gồm danh mục và nội dung của 154 chỉ tiêu thống kê quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp huyện gồm danh mục và nội dung của 51 chỉ tiêu thống kê quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp xã gồm danh mục và nội dung của 26 chỉ tiêu thống kê quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định này.
4. Nội dung mỗi chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện gồm khái niệm, phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố; nguồn số liệu và cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp. Nội dung mỗi chỉ tiêu thống kê cấp xã gồm khái niệm, phương pháp tính; phân tổ chủ yếu; kỳ công bố và nguồn số liệu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2023 và thay thế Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
4. Ngày 08/02/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, Thông tư này quy định nội dung chi, mức chi bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản).
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có chức năng, nhiệm vụ giúp cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra văn bản quy định tại Điều 111, Điều 113, Điều 114, Điều 128 và giúp cơ quan, người có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy định tại Điều 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ) (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/2016/NĐ-CP) được ngân sách nhà nước cấp kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo Thông tư này gồm:
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp;
- Tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ;
- Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có nhiệm vụ giúp cơ quan, người có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa văn bản quy định tại Điều 139 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo chỉ đạo, yêu cầu, kế hoạch.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
5. Ngày 14/02/2023, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. 
Theo đó, Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 7 năm 2019 và Thông tư số 25/2019/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN như sau:
1. Thay thế Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục I tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 10/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thay thế Phụ lục III - Tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục II tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 10/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Thay thế Phụ lục IV - Danh mục các mặt hàng công nghệ thông tin (ITA) tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT (đã được thay thế bằng Phụ lục tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 25/2019/TT-BCT) bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
6. Ngày 30/9/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Theo đó, Thông tư này quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng như:
1. Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành).
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Cá nhân và tổ chức có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh bao gồm cá nhân và tổ chức là người cư trú và người không cư trú.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
7. Ngày 30/11/2022, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
Theo đó, Thông tư này quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng như:
1. Người lao động được quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong tao động.
Thông tư này quy định: Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
8. Ngày 09/02/2023, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2016/TT-BYT như sau:
1. Bổ sung khoản 35 vào Điều 3 thứ nhất như sau: “35. Bệnh COVID - 19 nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 35 ban hành kèm theo Thông tư này”.
2. Sửa đổi Điều 3 thứ hai thành Điều 3a.
3. Bổ sung Phụ lục 35 Hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh COVID-19 nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bổ sung Phụ lục 36 Biên bản xác định tiếp xúc nghề nghiệp với vi rút SARS-CoV-2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.
9. Ngày 09/3/2023, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 01/2023/TT-TANDTC quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Theo đó, Thông tư này quy định chi tiết về điều kiện bổ nhiệm Hòa giải viên theo quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Đối tượng áp dụng là: 
1. Người được đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2023.
10. Ngày 28/02/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên.
Trong đó, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Quy chế kèm theo Thông tư này được quy định như sau:
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên bao gồm: quy định chung; lớp học, tổ chuyên môn, tổ văn phòng; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; tuyển sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục.
2. Tổ chức và hoạt động của trường chuyên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học và quy định tại Quy chế này.
3. Quy chế này áp dụng đối với trường chuyên, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2023.

Công Trung
 

Các tin khác